Vietjet vỡ nợ có thật không? Sự thật về Vietjet bị vỡ nợ

Hiền
Hiền 12 phút
Vietjet vỡ nợ có thật không? Sự thật về Vietjet bị vỡ nợ
Vietjet vỡ nợ có thật không? Sự thật về Vietjet bị vỡ nợ

Trong năm 2022, hãng hàng không Vietjet đối mặt với thách thức đáng kể do áp lực tài chính tăng cao với lãi suất khủng và biến động tỷ giá. Vietjet là doanh nghiệp thuộc sở hữu của tỷ phú Phương Thảo, đã phải đối mặt với khó khăn trong việc khắc phục thâm hụt tài chính. Do đó đã có nhiều tin đồn về Vietjet bị vỡ nợ. Vậy thực hư Vietjet vỡ nợ là như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!

Vietjet lần đầu báo lỗ sau đại dịch Covid-19

Từ báo cáo tài chính chúng ta có thể thấy, sau giai đoạn đại dịch Công ty CP hàng không Vietjet – Vietjet Air (VJC) đã chịu tác động đáng kể. Cụ thể là trong năm 2021 và 2022:

Tình hình tài chính của Vietjet năm 2021

Theo báo cáo tài chính vừa được công bố, quý 4-2021, Vietjet đã ghi nhận lỗ ròng gần 102 Tỷ đồng sau khi khấu trừ giá vốn và các khoản chi phí khác, bao gồm cả chi phí lãi vay và chi phí quản lý doanh nghiệp. Đây là thông tin gây xôn xao dư luận, khiến nhiều người đam mê du lịch cho rằng Vietjet vỡ nợ, sắp không còn hoạt động trong lĩnh vực hàng không.

Cuối năm 2021 Vietjet ghi nhận khoản lỗ lớn
Cuối năm 2021 Vietjet ghi nhận khoản lỗ lớn

Mặc dù quý cuối năm 2021 ghi nhận khoản lỗ lớn. Tuy nhiên, trong cả năm 2021, hãng hàng không giá rẻ vẫn báo lãi ròng sau thuế hơn 100 Tỷ đồng, tăng 46% so với năm trước. Lợi nhuận này chủ yếu từ hoạt động tài chính chứ không phải vận chuyển đường bay.

Tuy có lãi trong năm 2021, nhưng do năm trước đó phải gánh chịu một khoản lỗ nặng do tác động của dịch bệnh. Cho nên tổng số lỗ gộp của doanh nghiệp vẫn lên đến hơn 1.950 Tỷ đồng. Vào cuối năm, tổng tài sản của Vietjet đạt hơn 51.780 Tỷ đồng. Như vậy là đã tăng gần 15% so với đầu năm, tuy nhiên, chất lượng tài sản của công ty này đang có dấu hiệu không tốt, Vietjet vỡ nợ là điều có thể bất cứ lúc nào.

Công ty đang phải gánh một số khoản nợ phải trả vượt quá 34.900 Tỷ đồng, một con số lớn hơn gấp đôi so với vốn chủ sở hữu của họ. Trong năm qua, hãng hàng không phải thanh toán gần 800 Tỷ đồng tiền lãi vay, tăng 77% so với cùng kỳ năm trước. Trong các khoản nợ ngắn hạn, ngoài việc phải thanh toán cho đối tác và nộp thuế, hãng hàng không này cũng phải trả khoản nợ đối với nhân viên là 81,6 Tỷ đồng.

Như vậy, năm 2021 Vietjet đã chứng kiến sự suy giảm về lợi nhuận trong ngành hàng không. Đây là cột mốc đầu tiên làm dấy lên tin đồn Vietjet vỡ nợ là điều sắp xảy ra.

Tình hình tài chính của Vietjet năm 2022

Công ty cổ phần Hàng không Vietjet (VJC), thuộc sở hữu của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, đã công bố kết quả tài chính cho quý IV/2022 và toàn năm 2022. Doanh thu của công ty đã tăng đáng kể, đặc biệt nhờ sự phục hồi của hoạt động vận chuyển khách nội địa và quốc tế sau đại dịch.

Nguy cơ Vietjet vỡ nợ trong năm 2022
Bà Phương Thảo báo lỗ – Nguy cơ Vietjet vỡ nợ trong năm 2022

Trong quý IV/2022, doanh thu đã tăng mạnh, từ khoảng 2.789 tỷ đồng cùng kỳ năm trước lên hơn 11.807 tỷ đồng. Trong suốt năm 2022, doanh thu cũng đã tăng hơn 3 lần, lên con số 39.342 tỷ đồng, chủ yếu nhờ sự cải thiện trong mảng vận chuyển nội địa.

Tuy nhiên, tình hình không lý tưởng xuất phát từ việc giá vốn bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng đáng kể. Điều này dẫn đến một khoản lỗ gộp gần 2.167 tỷ đồng cho Vietjet của nữ tỷ phú Phương Thảo. Hãng hàng không này cũng đã phải đối mặt với chi phí tài chính tăng lên hơn 1.920 tỷ đồng trong năm 2022. Như vậy, tổng cộng lên gần 2.733 tỷ đồng, khiến hãng ghi nhận lỗ tài chính cho thấy khả năng Vietjet vỡ nợ là rất cao.

Tuy nhiên, nhờ các khoản lợi nhuận khác vượt quá 2.064 tỷ đồng. Tổng cộng trong năm 2022, Vietjet đã ghi nhận lỗ sau thuế chỉ ở mức trên 2.171 tỷ đồng, so với lãi gần 122 tỷ đồng trong năm 2021.

Điều này đã làm cho năm 2022 trở thành năm đầu tiên Vietjet Air (VJC) ghi nhận lỗ. Các năm trước đó, Vietjet đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng vẫn có lãi nhờ các khoản lợi nhuận khác. Chủ yếu là do cách hạch toán việc mua bán máy bay và quyền mua bán máy bay trong tương lai.

Trước tin tức công báo lỗ của bà Phương Thảo, nhiều tin đồn cho rằng Vietjet vỡ nợ trong ngành hàng không. Mặc dù đây là tin đồn và chưa được xác thực, cho đến hiện tại hãng hàng không này vẫn hoạt động bình thường. Thế nhưng Vietjet vẫn đang đối diện với những thách thức về giá nhiên liệu cao, sự phục hồi chậm trễ của đường bay quốc tế, sự tăng của lãi suất và tỷ giá ngoại tệ,…

Trong quý IV/2022, Vietjet đã ghi nhận tăng 4,5 lần chi phí tài chính, lên hơn 1.352 tỷ đồng, trong đó, lãi vay tăng mạnh lên hơn 408 tỷ đồng. Sự thay đổi tỷ giá đã gây ra khoản lỗ gần 570 tỷ đồng. Ngoài ra, Vietjet cũng đã dự phòng giảm giá 490 tỷ đồng cho khoản đầu tư mua 50 triệu cổ phiếu của Tổng công ty Dầu Việt Nam (OIL).

Đến cuối năm 2022, tổng số nợ phải trả của Vietjet đã tăng đột ngột lên hơn 1,5 lần so với cuối năm 2021. Lên con số hơn 52.905 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn tăng gần gấp đôi lên trên 30.822 tỷ đồng. Nợ thuế, nợ trả cho nhân viên, chi phí phải trả trong ngắn hạn và chi phí mua ngắn hạn hầu hết đều đã tăng mạnh.

Như vậy, cuối năm 2022, tổng số vay và nợ thuê tài chính ngắn và dài hạn của hãng hàng không Vietjet đã đạt mức khá cao, gần 17.5 nghìn tỷ đồng. Công ty cũng chỉ có một số tiền ít ở tài sản tiền và tương đương tiền, với con số hơn 1.858 tỷ đồng.

Vietjet vỡ nợ có thật không?

Vietjet cũng giống như nhiều hãng hàng không khác, đã phải đối mặt với thách thức tài chính và tăng nợ do tác động của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, vẫn không một ai bên ngoài có quyền truy cập vào dữ liệu tài chính của Vietjet ở thời điểm hiện tại của năm 2023 ngoài những báo cáo năm 2022 mà hãng này đã công bố ở trên.

Vietjet vỡ nợ là tin đồn chưa được xác thực
Vietjet vỡ nợ là tin đồn chưa được xác thực

Dựa vào những số liệu phân tích cho thấy, mức lỗ ở cuối năm 2021 của Vietjet chỉ gấp đôi số vốn hiện có. Thế nhưng đến cuối năm 2022 thì mức lỗ này đã tăng lên gấp gần 10 lần so với tài sản của công ty. Trước tình hình tài chính như vậy, khả năng Vietjet vỡ nợ trong tương lai không phải là việc không thể xảy ra.

Tuy nhiên, theo báo cáo kết quả kinh doanh cho quý I-2023, doanh thu từ hoạt động vận chuyển hàng không của Vietjet đã đạt mức 12.880 tỷ đồng. Đồng thời lợi nhuận sau thuế cũng đã tăng đáng kể lên 168 Tỷ đồng, tăng 286% và 320% so với cùng kỳ năm 2022. Khi xem xét kết quả kinh doanh hợp nhất, Vietjet đã ghi nhận tổng doanh thu là 12.898 tỷ đồng. Tổng kết lợi nhuận sau thuế là 173 Tỷ đồng.

Với sự khởi sắc trở lại trong năm nay, Vietjet đã xóa tan nghi ngờ về tin đồn Vietjet vỡ nợ trong những năm trước đó. Cho đến hiện tại, hãng hàng không này vẫn hoạt động bình thường và cung cấp các chuyến bay giá rẻ cho khách hàng. Việc Vietjet vẫn bán vé có lẽ là tin vui đối với các tín đồ mê du lịch. Bởi vì hãng này luôn có giá thành cạnh tranh và đường bay đa dạng, đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng.

Đến thời điểm hiện tại, tình hình của Vietjet đã khởi sắc hơn
Đến thời điểm hiện tại, tình hình của Vietjet đã khởi sắc hơn

Trên đây là những thông tin tổng hợp từ Vivudulich nhằm giúp các bạn biết được Vietjet vỡ nợ là có thật hay không. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều tin tức liên quan đến du lịch một cách nhanh chóng và thú vị nhé!

Share This Article
Leave a comment