Mặc dù thị trường hàng không nội địa đã có sự phục hồi nhưng các hãng hàng không trong nước vẫn đối mặt với nhiều khó khăn. Do những yếu tố như thị trường quốc tế chậm hồi phục và các tác động từ bên ngoài. Và Vietjet Air cũng không ngoại lệ, dẫn đến rất nhiều tin đồn Vietjet phá sản. Vậy liệu tin đồn này có thật không? Hãy cùng xem thông tin dưới đây để biết nhé!
Tin Vietjet phá sản có thật không?
Công ty cổ phần Hàng không Vietjet do nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo làm chủ tịch. Trong năm 2022 đã công bố kết quả tài chính cho quý IV/2022 và cả năm 2022 cho thấy mức lỗ giảm dần. Kết quả này thể hiện sự phục hồi mạnh mẽ trong hoạt động vận chuyển khách nội địa và quốc tế sau đại dịch.
Doanh thu của Vietjet trong quý IV/2022 đã tăng đáng kể, từ khoảng 2.789 tỷ đồng cùng kỳ trước lên hơn 11.807 tỷ đồng. Trên cả năm 2022, doanh thu đã tăng gấp ba lần, đạt mức 39.342 tỷ đồng, nhờ vào sự cải thiện trong lĩnh vực vận chuyển nội địa.
Tuy nhiên, lợi nhuận gộp bị ảnh hưởng bởi việc tăng giá vốn bán hàng và cung cấp dịch vụ, khiến Vietjet ghi nhận lỗ gộp gần 2.167 tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí tài chính của Vietjet trong năm 2022 đã tăng thêm hơn 1.920 tỷ đồng, lên gần 2.733 tỷ đồng, dẫn đến lỗ thêm cho hãng hàng không này. Công bố lỗ này của bà Thảo là nguồn tin dẫn đến lời đồn Vietjet phá sản.
Trong các năm trước đó, Vietjet đã trải qua nhiều thách thức. Tuy nhiên, hãng hàng không do bà Thảo điều hành vẫn duy trì lãi suất nhờ vào các khoản lợi nhuận khác. Chủ yếu là kết quả của việc quản lý mua bán máy bay và quyền mua bán máy bay trong tương lai.
Tuy nhiên, hãng đã tiến hành hàng loạt biện pháp để giảm thiểu thiệt hại từ dịch COVID-19, cải thiện hoạt động kinh doanh, tăng nguồn vốn và dòng tiền nhờ vào trái phiếu. Tính tới thời điểm hiện tại, hãng hàng không Vietjet vẫn hoạt động bình thường. Do đó, tin đồn Vietjet bị phá sản vẫn chỉ là tin đồn!
Tại sao có tin đồn Vietjet bị phá sản?
Như đã nói ở trên, báo cáo thua lỗ từ tỷ phú Phương Thảo – Chủ tịch hãng hàng không Vietjet chính là thông tin làm dấy lên tin đồn Vietjet phá sản. Tuy nhiên, hàng hàng không này cũng đã có những động thái cho thấy đây chỉ là tin đồn thất thiệt.
Cụ thể, Vietjet Air đã đối mặt với nhiều khó khăn chung sau biến cố đại dịch. Báo cáo kiểm toán năm 2022 cho biết doanh thu hợp nhất của hãng đã đạt hơn 40.141 tỷ đồng. Trong số đó, doanh thu từ vận tải hàng không là 33.077 tỷ đồng, nhưng sau thuế hãng ghi nhận lỗ là 2.261 tỷ đồng.
Thông tin từ báo cáo kết quả kinh doanh quý 1/2023 cho biết doanh thu từ vận chuyển hàng không của Vietjet đạt 12.880 tỷ đồng. Tăng 286% so với cùng kỳ năm 2022, lợi nhuận sau thuế đạt 168 tỷ đồng, tăng 320%. Trong báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất, Vietjet ghi nhận doanh thu là 12.898 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 173 tỷ đồng.
Để khắc phục khó khăn, giảm thiểu lỗ và không để tin đồn Vietjet phá sản thành sự thật. Hãng này có kế hoạch tăng số máy bay trong đội tàu bay lên 87 chiếc và dự kiến thực hiện 139.513 chuyến bay, vận chuyển 25,7 triệu lượt hành khách trong năm 2023. Để mở rộng thị phần quốc tế, Vietjet cũng sẽ mở thêm nhiều đường bay quốc tế mới từ Việt Nam đến các quốc gia như Ấn Độ, Kazakhstan và Úc. Đồng thời tập trung vào các thị trường quốc tế hiệu quả như Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan.
Vietjet Air huy động vốn từ trái phiếu
Trong bối cảnh đầy khó khăn, Vietjet Air đang gấp rút nỗ lực để huy động vốn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và vượt qua những thách thức hiện tại. Các hãng hàng không đang tìm cách huy động tiền để bổ sung nguồn tài trợ, đảm bảo sự bền vững và đập tan nguy cơ Vietjet phá sản.
Vietjet Air vừa thực hiện việc huy động 3.000 tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu để đáp ứng các nhu cầu tài chính. Bao gồm chi phí xăng dầu, cảng, điều hành bay, kỹ thuật, bảo hiểm, đặt cọc tàu bay (PDP) và các chi phí khác.
Phát hành này bao gồm các trái phiếu thông thường với mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu, không có quyền chuyển đổi, không được bảo đảm bằng tài sản. Mức lãi suất cố định cho hai kỳ đầu là 10,5% mỗi năm. Sau đó sẽ được tính theo tỷ lệ biến động 3,5% mỗi năm cộng với lãi tham chiếu (dựa trên lãi suất tiền gửi trả sau cá nhân trung bình 12 tháng của bốn ngân hàng: Vietcombank, HDBank, Vietinbank và BIDV).
Để tiếp tục hoạt động và tránh Vietjet phá sản, hãng hàng không đã phải nỗ lực rất nhiều. Việc huy động trái phiếu thành công chính là một nguồn lực phát triển mạnh mẽ, giúp Vietjet bước qua giai đoạn khó khăn bởi ảnh hưởng sau đại dịch.
Trái phiếu này sẽ thanh toán lãi mỗi nửa năm và trả tiền gốc tại thời điểm đáo hạn. Hãng cũng có quyền mua lại trái phiếu sau một năm kể từ ngày phát hành hoặc theo quy định của pháp luật.
Về kết quả kinh doanh, lũy kế đầu năm 2023, Vietjet Air đã ghi nhận hơn 43.700 tỷ đồng doanh thu thuần và lãi ròng sau thuế 192 tỷ đồng, tăng 59% và 2,5% lần lượt so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa doanh thu và lợi nhuận xuất phát từ sự gia tăng chi phí bán hàng và chi phí nhiên liệu.
Cuối quý vừa qua, tổng tài sản của hãng hàng không Vietjet Air đã vượt mốc 76.500 tỷ đồng, tăng 13% so với đầu năm. Trong khi nợ phải trả đã tăng lên trên 61.300 tỷ đồng (+15%), là bốn lần vốn chủ sở hữu.
Trên đây là những chia sẻ từ Vi vu du lịch về tin tức Vietjet phá sản có thật không, mong rằng đã cung cấp đến bạn đọc nhiều điều thú vị. Đồng thời cũng mang đến cho bạn nguồn thông tin đúng đắn để yên tâm khi đặt vé máy bay Vietjet nói riêng và các hãng hàng không nói chung cho các chuyến đi của mình.